Hướng dẫn các bước đăng ký hội nghị
- Tốt nghiệp tại khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh năm 1992.
- Nguyên giảng viên bộ môn Chỉnh hình răng mặt khoa răng hàm mặt ĐHYD tp Hồ Chí Minh.
- Chứng chỉ CHRM sau đại học của HVO khóa (1994-1997).
- Chứng chỉ CHRM do ĐH Bordeaux II đào tạo ( 1997-2000).
- Thành viên hội chỉnh hình răng mặt Việt Nam ( VAO).
- Thành viên hội chỉnh hình răng mặt tp Hồ Chí Minh (HAO).
- Thành viên hội chỉnh hình răng mặt Hoa kỳ ( AAO).
- Thành viên liên đoàn chỉnh hình răng mặt thế giới ( WFO).
-------------
Cắn kéo răng cối là sai hình khớp cắn khá nặng ở vùng răng phía sau, chúng gây nên các cản trở lớn trong vận động chức năng và hình thành nên các vận động chức năng không bình thường. Lâu dài tình trạng này sẽ gây nên lệch lạc về hình thái xương ổ răng, xương hàm trên và xương hàm dưới có thể gây rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Vì vậy cần giải tỏa khớp cắn kéo răng cối càng sớm càng tốt để đưa vận động chức năng trở về bình thường nhằm cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ cho bệnh nhân.
- Giáo sư hiện là Phó Viện trưởng Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội, đồng thời là Trưởng Bộ môn Răng trẻ em, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt.
- Giáo sư tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt năm 2000, Bác sĩ nội trú năm 2004 và Tiến sĩ năm 2010 tại trường Đại học Y Hà Nội. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 2015 và Giáo sư năm 2022.
---------------------------------------------------------------
MIH là tình trạng kém khoáng hóa men răng, thường xuất hiện ở các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất và /hoặc răng cửa, đôi khi có thể có ở các răng khác. Tỷ lệ mắc MIH thay đổi theo từng khu vực, nhìn chung có thể từ 10-35% dân số. Nhiều trường hợp răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bị MIH điều trị không kịp thời bị phá hủy nặng phải chỉ định nhổ bỏ sớm. Trong báo cáo này tôi mong muốn được chia sẻ với quí đồng nghiệp kinh nghiệm chẩn đoán phân biệt và cập nhật các kỹ thuật điều trị mới các răng hàm mắc MIH.
Phối hợp liên ngành trong phục hồi thẩm mỹ - chức năng vùng hàm mặt sau phẫu thuật
- BS Nguyễn Văn Minh tốt nghiệp BS Răng Hàm Mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2005.
- Năm 2022, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Viện nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108.
- TS.BS. Nguyễn Văn Minh là phẫu thuật viên về phẫu thuật tạo hình hàm mặt, lĩnh vực quan tâm chính là tạo hình khiếm khuyết bẩm sinh hàm mặt, tái tạo các khuyết hổng vùng mặt sau phẫu thuật ung thư, khối u.
- Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
- Phó trưởng khoa phụ trách phẫu thuật hàm mặt, Khoa Tai mũi họng - Mắt - Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
-----------------------------------------------------------
Khuyết hổng sau phẫu thuật cắt Ung thư và khối u vùng hàm mặt thường phức tạp (tổn thương nhiều loại tổ chức, liên quan nhiều đơn vị giải phẫu) gây khó khăn cho điều trị đặc biệt là phẫu thuật tái tạo và phục hồi chức năng.
Phối hợp liên ngành, liên khoa là xu hướng tất yếu trong điều trị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị. Trong thời gian qua, đã có phối hợp giữa các Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt và Bác sĩ tạo hình-thẩm mỹ phẫu thuật cho những trường hợp khuyết hổng lớn sau cắt ung thư và khối u xương hàm nhằm tái tạo thẩm mỹ. Ngoài ra, phối hợp giữa các chuyên khoa trong Răng Hàm Mặt (Phẫu thuật hàm mặt, Implant, phục hình) còn được đẩy mạnh để phục hồi lại chức năng (ăn, uống, phát âm) cho người bệnh.
Bài báo cáo trình bày sự phối hợp của các chuyên khoa trong điều trị toàn diện cho bệnh nhân bị khuyết hổng vùng hàm mặt sau phẫu thuật thông qua chia sẻ các trường hợp lâm sàng được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, BV Trường Đại học Y Dược Huế.
- Nhận bằng BS RHM tại trường Đại học Y Dược Tp HCM năm 1993.
- Nhận bằng thạc sĩ RHM tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023
- Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Nha khoa Sagodent.
- Giảng viên thỉnh giảng trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- KOL Medit, Kisplant và Aidite.
--------------------------------
Khác với phục hình cố định truyền thống, vị trí các răng đã được định vị, ít thay đổi. Với phục hình trên Implant, để phục hình đạt thẩm mỹ tối đa, thực hiện chức năng ăn nhai tốt, Implant phải được cấy ghép ở vị trí tối ưu nhất. Lấy phục hình làm trọng tâm, các giải pháp kỹ thuật số sẽ giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị chi tiết, tiên lượng được kết quả thành công, tối ưu hóa quy trình cấy ghép, rút ngắn tối đa thời gian điều trị.
Báo cáo trình bày chi tiết quy trình chuẩn bị và hoàn thiện phục hình trên Implant từ đơn lẻ, cầu răng đến phục hồi toàn hàm với nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, kỹ thuật lấy dấu chính xác, lựa chọn vật liệu và phương pháp hoàn thiện phục hình.
2007: Tốt nghiệp Bác sỹ RHM Đại Học Y Hà Nội
2011: Tốt nghiệp Bác sỹ nội trú chuyên ngành RHM Đại Học Y Hà Nội
2011 - 2019: Giảng viên Viện Đào Tạo RHM
2016 - nay: Giám đốc Nha khoa Thanh Tùng.
Fellow ITI Thuỵ Sỹ, Chủ tịch CLB ITI Thăng Long Hà Nội.
Tham gia học về khớp cắn và TMD tại trung tâm OBI Hoa Kỳ 2015 và 2018.
Chuyên gia điều trị loạn năng khớp TDH và khớp cắn tại Nha Khoa Thanh Tùng.
Báo cáo viên chuyên về lĩnh vực Implant nha khoa và khớp cắn tại nhiều hội nghị hội thảo trong nước.
---------------------------
Hiện nay phục hình thẩm mỹ 1 phần hoặc nhóm răng trước đang là xu hướng rất thịnh hành trong nha khoa. Tuy nhiên khi bệnh nhân có những vấn đề về mòn răng thường khiến các nha sỹ lúng túng và khó khăn khi vấp phải vấn đề về khoảng phục hình và các nguy cơ rối loạn hệ thống nhai sau khi nâng khớp. Ngoài ra việc lựa chọn vật liệu phục hình cho những trường hợp này nên dùng sứ hay composite, sứ thì dùng loại nào cũng là vấn đề gây tranh cãi. Để đảm bảo phục hồi tốt cả về thẩm mỹ và chức năng cho những trường hợp mòn răng, đòi hỏi nha sỹ cần có kiến thức không chỉ về phục hình mà còn cả về khớp cắn và loạn năng hệ thống nhai. Hy vọng bài báo cáo sẽ giải đáp những thắc mắc về chủ đề này và đưa ra quy trình điều trị để các quý hội thảo viên tham khảo.
- Tốt nghiệp Bác Sĩ tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 1986
- Tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 2016
- Nhận chức danh Phó Giáo Sư năm 2023
- Các vị trí công tác đã trải qua:
+ Phụ trách Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Trưởng Bộ môn PTM-CGNK Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Phó Khoa RHM-M-TMH, Bệnh viện Đại học Y-Dược Huế
- Vị trí công tác hiện tại: Trưởng Phòng khám RHM, Bệnh viện Đại học Y-Dược Huế
--------------------------------------------
Đi đôi với việc mất răng là sự tiêu xương và tuột mô mềm. Thể tích và hình dáng xương còn lại tuỳ thuộc vào sự mất răng, và có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đặt Implant cũng như phục hình trên Implant.
Ngày nay tái sinh xương có hướng dẫn (GBR) là một kỹ thuật làm tăng thể tích mô xương, ghép mô liên kết làm tăng thể tích mô mềm, nhằm đảm bảo sự ổn định dài hạn của Implant. Nhũng kỹ thuật này có thể lên kế hoạch và có tính tiên đoán trước hay không?
Phần trình bày này sẽ thảo luận về việc chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật Implant hướng vào phục hình, bao gồm cả việc quản lý xương quanh Implant, cũng như việc bảo tồn xương ở vùng răng mới nhổ, với mục tiêu đạt được kết quả thẩm mỹ dài hạn quanh Implant.
Bác sĩ Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM
Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Hàn Quốc
Chủ tịch Chuỗi Nha khoa Kim
Giảng viên thỉnh giảng Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Hồng Bàng
Phó trưởng Bộ môn Y học Miệng và Nha khoa Tổng quát, Đại học NTT
----------------------------------
Quản lý và vận hành phòng khám nha khoa đang dần trở nên ngày càng phức tạp: sự ra đời các chuỗi phòng khám bên cạnh các nha khoa gia đình, sự phát triển công nghệ, phổ biến của các phương tiện truyền thông, thay đổi của pháp lý, quy định… ảnh hưởng không nhỏ tới các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân. Bác sĩ nha khoa ngày nay không chỉ cần kinh nghiệm liên quan tới chuyên môn mà còn cần được trang bị kiến thức và kỹ năng về luật, quản lý và kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ răng hàm mặt không được cung cấp đầy đủ và chính thống các kiến thức liên quan tới quản lý – vận hành nha khoa.
Nội dung bài trao đổi đề cập tới những yếu tố đang có tác động mạnh mẽ tới hoạt động hành nghề của các bác sĩ cũng như vận hành của phòng khám nha khoa hiện nay. Đồng thời chia sẻ những nguyên tắc cốt lõi trong việc vận hành y khoa tại hệ thống nha khoa Kim hiện nay – những nguyên tắc đã mang đến sự phát triển mạnh mẽ và thành công cho hệ thống nha khoa Kim.
- Bác sĩ chuyên môn tại Design Hospital, Hàn Quốc.
- Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Jeonbuk
- Thạc sĩ chuyên ngành chỉnh nha, Đại học Nankai
- Giảng viên thỉnh giảng cao cấp khoa nha, trường đại học Nevada, Hoa Kỳ
- Thành viên của WFO, Hiệp hội nắn chỉnh răng Trung Quốc
- Giảng viên của các hãng Smartee, Ormco, 3M
--------------------------------
Bài báo cáo sẽ tập trung trình bày các hạn chế của khí cụ cố định truyền thống và đưa ra giải pháp điều trị mới với khí cụ Smartee Kinder và Teen.
Tốt nghiệp chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh năm 1993.
Làm việc tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh từ 1994 đến nay.
Tham gia đào tạo nhiều lớp Cấy ghép Răng cơ bản và nâng cao được tổ chức tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh.
Hiện đang đảm nhận nhiệm vụ Trưởng khoa cấy ghép răng – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh.
Ông là thành viên cấp Diplomate của Hiệp hội Cấy ghép Nha khoa Quốc tế ICOI.
-----------------------------------
Tiêu xương sau nhổ răng là tình trạng thường gặp sau nhổ răng, chấn thương, bệnh lý nha chu hoặc do thiếu răng bẩm sinh. Để đạt được hiệu quả về chức năng và thẩm mỹ khi phục hồi răng mất bằng Implant nha khoa, việc tái tạo xương đầy đủ là cần thiết. Một số kỹ thuật tái tạo xương đã được thực hiện như ghép xương nguyên khối, kéo dãn sinh xương, tái sinh xương có hướng dẫn,...Trong đó, tái sinh xương có hướng dẫn (GBR) được xem là kỹ thuật tái tạo xương đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả về mặt lâm sàng. Kỹ thuật GBR sử dụng màng ngăn sinh học và vật liệu ghép dạng hạt để tái tạo xương vùng thiếu hổng. Kỹ thuật này có thể thích hợp với mọi kiểu hình tiêu xương và có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, để có thể đạt được thành công, phẫu thuật viên cần tuân thủ các quy trình và nguyên tắc cần thiết khi thực hiện kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn.
Điều trị lấy tuỷ buồng với BIODENTINETM trên răng vĩnh viễn người trưởng thành có viêm tuỷ không hồi phục
- Giảng viên Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
- Tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ và Chứng chỉ “ công nghệ vật liệu sử dụng trong nha khoa” tại Đại học 5, Pháp
- Tốt nghiệp chứng chỉ “Cấy ghép nha khoa” Bệnh viện Pitié-Salpétrière- Đại học Paris 6, Pháp
- Thực tâp sinh Bộ Môn Phục hình, Chữa Răng-Nội Nha, Cấy Ghép Nha Khoa thuộc ĐH Paris 5, Paris 7 và Paris 6
----------------------------------------------
Trước đây, răng vĩnh viễn người trưởng thành với chẩn đoán viêm tuỷ không hồi phục sẽ được chỉ định điều trị nội nha. Quan điểm này hiện nay đã thay đổi nhờ sự phát triển của vật liệu hoạt tính sinh học tricalcium silicate. Trong trường hợp viêm tuỷ không hồi phục, phần tuỷ buồng viêm được loại bỏ nhưng tuỷ chân còn sống có thể bảo tồn mà không cần phải điều trị nội nha.
Báo cáo này sẽ trình bày loạt ca lâm sàng và qui trình điều trị lấy tuỷ buồng toàn bộ/bán phần, kết hợp trám BiodentineTM trên răng vĩnh viễn người trưởng thành có triệu chứng viêm tuỷ không hồi phục.
Phục hình cầu mão vùng răng trước: sự khác biệt giữa đường hoàn tất theo chiều ngang (horizontal) và theo chiều dọc (vertical)
- Nhận bằng BS RHM tại Trường Đại học Y dược Huế năm 2010
- Key Opinion Leader (KOL) của công ty 3M Oral Care, DMG, IVOCLAR, SHOFU
- Chứng nhận đào tạo liên đại học (DIU) về KHỚP CẮN (2016) & PHỤC HỒI THẨM MỸ (2017)
- Tốt nghiệp bác sĩ RHM ĐH Y Dược Tp.HCM năm 2012
- Tốt nghiệp bác sĩ CKI RHM năm 2022 ĐH Y Dược Huế
- Tác giả sách Ovate Pontic
- Giám đốc Nha Khoa Mekong
- KOL các hãng Megagen, Medit
- Giảng viên trung tâm đào tạo kỹ năng nha khoa Sagodent
- Tu nghiệp về Implant và phục hình tại Hàn Quốc, Nhật, Đức, Italy, Thụy Sỹ
- Báo cáo viên nhiều hội nghị về Implant và phục hình.
---------------------------------------------------------
Bên cạnh vấn đề tích hợp xương thì quản trị mô cứng và mô mềm cũng là nhiệm vụ quan trọng trong cấy ghép Implant, đặc biệt là phục hình Implant vùng thẩm mỹ. Bài báo cáo trình bày kỹ thuật Root Membrane với mục đích giữ lại mảnh ngoài chân răng giúp bảo tồn nguyên vẹn khoảng nha chu, xương ổ răng và mô mềm quanh Implant.
- 1998: tốt nghiệp đại học Y Hà Nội chuyên ngành Răng Hàm Mặt
- 2003: tốt nghiệp bác sỹ nội trú chuyên ngành Răng Hàm Mặt
- 2012: Học bổng lãnh đạo Úc, Học mãi tại ĐH Sydney Úc
- 2014: Tiến sỹ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà nội
- 2018 – nay: phó trưởng Bộ môn nắn chỉnh răng, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, ĐH Y HN.
- Thành viên hiệp hội chỉnh nha Việt Nam, hội chỉnh nha thế giới (WFO) và hội chỉnh nha Hoa Kỳ (AAO)
------------------------
Bài báo cáo này sẽ chia sẻ về cách sử dụng Invisalign trong điều trị các ca nhổ răng phức tạp, nhằm tối ưu hóa kết quả lâm sàng. Qua việc phân tích các ca lâm sàng, báo cáo viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng attachment, thiết kế phân đoạn dịch chuyển và các kỹ thuật bổ trợ để giải quyết các vấn đề hay gặp trong quá trình điều trị như hiệu ứng cuộn, mất torque, cắn sâu.
- Giảng viên Khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 2016.
- Tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 2019.
- Giải thưởng khoa học quốc tế ISCaDR năm 2019 tại Indonesia
- Công bố tạp chí quốc tế về đề tài ghép tăng thể tích xương năm 2020.
- Diễn giả tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế về Implant nha khoa.
- Chuyên gia về lĩnh vực cấy ghép nha khoa và phẫu thuật nha chu.
---------------------------------------------------
Cấy ghép nha khoa đương đại ngoài việc đáp ứng nhu cầu về thực hiện chức năng cũng như thành công lâu dài còn phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ ngày càng tăng. Bên cạnh việc đảm bảo thể tích xương đầy đủ quanh Implant, nhà lâm sàng cần phải lưu ý đến mô mềm quanh Implant. Đây là yếu tố rất quan trọng để duy trì tình trạng lành mạnh quanh Implant và kết quả thẩm mỹ lâu dài. Hiện nay, có nhiều phương pháp ghép mô mềm quanh Implant cho những trường hợp cần điều trị thiếu hổng mô mềm hay điều trị bù trừ tiêu xương quanh Implant. Hai mục tiêu chính của phẫu thuật mô mềm quanh Implant là tăng thể tích mô mềm và tăng lượng nướu sừng hóa. Bài trình bày sẽ giới thiệu một số kỹ thuật ghép mô mềm từ cổ điển đến đương đại sử dụng mô liên kết tự thân và vật liệu thay thế giúp tối ưu hóa kết quả thẩm mỹ.
- 2012: Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- 2015: Thạc sĩ Khoa học Răng Miệng, Đại học Montreal, Canada
- 2017: Bằng liên đại học phục hồi chức năng và thẩm mỹ nụ cười, Đại học Bordeaux, Pháp và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- 2022: Tiến sĩ Giải phẫu bệnh vùng miệng, Đại học Y Nha Tokyo, Nhật Bản
- Hiện nay: Giảng viên Bộ môn Bệnh học miệng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
----------------------------
Bệnh zona, một tình trạng thường gặp trong thực hành y tế hàng ngày, được báo cáo xảy ra ở khoảng 15% dân số trong suốt cuộc đời của họ. Đau dây thần kinh sau zona (PHN) dai dẳng và khó chữa, là một di chứng của bệnh zona, điển hình ở người cao tuổi và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này, như rối loạn giấc ngủ và cảm xúc. Trong khi các thuốc kháng vi-rút được sử dụng trong điều trị ngoại trú đã đạt được hiệu quả lâm sàng tốt trong điều trị bệnh zona, thì phương pháp điều trị chính xác và dứt điểm cho PHN vẫn chưa rõ ràng. Khó tiên lượng đáp ứng của bệnh nhân đối với các liệu pháp này, đặc biệt là ở những người mắc nhiều bệnh toàn thân. Do đó, nhiều phương pháp tiếp cận y học hiện đại và cổ truyền đã được xây dựng để áp dụng trong thực hành lâm sàng. Bài báo cáo này sẽ giới thiệu tổng quan về các phương pháp điều trị PHN đã được sử dụng thành công trong bối cảnh lâm sàng.
Phục hồi composite thẩm mỹ đương đại vùng răng trước: lựa chọn quy trình tuỳ theo thực tế lâm sàng
• Tốt nghiệp BS RHM chính quy năm 2013 tại Khoa RHM trường Đại học Y Dược Huế
• Tốt nghiệp Thạc sỹ Nha khoa năm 2016 tại Trường Nha- Đại học Quốc gia Chonbuk Hàn Quốc
• Đạt giải Nhì tham gia báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên về Nha khoa phòng ngừa toàn Hàn Quốc tại Seoul năm 2017
• Tham gia báo cáo tại hội nghị Euro Dentistry Congress lần thứ 27 tại Cộng hoà Séc năm 2018
• Đạt giải Ba về nghiên cứu khoa học Research Day tại Trường Nha- Đại học Quốc gia Chonbuk Hàn Quốc
• Tốt nghiệp Tiến sỹ Nha khoa năm 2019 tại Trường Nha- Đại học Quốc gia Chonbuk Hàn Quốc
• Có 4 đề tài khoa học đã công bố trên tạp chí quốc tế:
1. Dang MH, Jung JE, Lee DW, Song KY, Jeon JG. Recovery of Acid Production in Streptococcus mutans Biofilms after Short-Term Fluoride Treatment. Caries Res. 2016; 50(4); 363-371
2. Cai JN, Jung JE, Dang MH, Kim MA, Yi HK, Jeon JG. Functional Relationship between Sucrose and a Cariogenic Biofilm Formation. PLoS One. 2016; 11(6): e0157184
3. Dang MH, Jung JE, Choi HM, Jeon JG. Difference in virulence and composition of a cariogenic bioflm according to substratum direction. Sci Rep. 2018; 8(1); 6244
4. Le VNT, Dang MH, Kim JG, Yang YM, Lee DW. Dentist Job Satisfaction: A Systematic Review and Meta-analysis. Int Dent J. 2021 Oct; 71(5):369-377
• Đạt giải Ba tham gia báo cáo tại Hội nghị Khoa học và công nghệ tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ XX tại Hà Nội năm 2021
• 2017 – 2022: Hoàn thành xuất sắc các khóa học chuyên sâu về nhiếp ảnh nha khoa, phẫu thuật trong miệng, nha chu, phục hình trên implant, phục hồi toàn hàm với các loại vật liệu dán xâm lấn tối thiểu khác nhau.
Sử dụng kháng sinh phòng ngừa trong cấy ghép nha khoa – Khi nào và như thế nào?
- 2003: Tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, hệ chính quy tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
- 2014: Tốt nghiệp Thạc sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
- 2022: Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
- Hiện nay: Giảng viên bộ môn Bệnh học miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
-------------------------------------
Phẫu thuật cấy ghép nha khoa để thay thế răng mất ngày càng phổ biến. Mặc dù cấy ghép nha khoa có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có một số trường hợp thất bại ở giai đoạn sớm hoặc muộn. Một trong những nguyên nhân khiến cấy ghép thất bại sớm là sự phát triển của vi khuẩn xung quanh trụ Implant. Do đó, chỉ định thuốc kháng sinh trước phẫu thuật cấy ghép được các bác sĩ lâm sàng lựa chọn để giảm thiểu nguy cơ thất bại này. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh không chỉ gây tốn kém, nguy cơ gây ra tác dụng phụ mà quan trọng hơn là dẫn đến tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng. Đây là mối đe dọa đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn thân nói chung. Bên cạnh đó, tính hiệu quả và sự cần thiết của thuốc kháng sinh trong việc ngăn ngừa các biến chứng sau khi cấy ghép vẫn chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến thiếu tính nhất quán trong các hướng dẫn và phác đồ kháng sinh cho từng trường hợp cụ thể. Bài trình bày này nhằm tổng hợp một số ý kiến hiện nay liên quan đến việc sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng khi cấy ghép nha khoa bao gồm chỉ định, lựa chọn loại kháng sinh, liều lượng và thời gian sử dụng giúp các đồng nghiệp có lựa chọn phù hợp trong quá trình hành nghề.
Giải pháp phục hồi toàn hàm trên Implant: Từ chẩn đoán đến Phục hình sau cùng
Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Trường Đại Học Y Dược Huế niên khóa 2010 – 2016
Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2021
Tốt nghiệp Thạc sĩ Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2023
Học viên Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trường Đại Học Y Dược Huế niên khóa 2023-2025
Chuyên môn trong lĩnh vực cấy ghép nha khoa từ đơn lẻ đến toàn hàm và phục hồi
------------------
Hiện nay, giải pháp phục hồi toàn hàm trên implant cho những bệnh nhân mất răng toàn hộ hay các bệnh lí nha chu trầm trọng đang được ứng dụng rộng rãi với tỉ lệ thành công cao, giúp đem lại thẫm mỹ cũng như chức năng cho người bệnh.
Việc chuẩn đoán và phân loại đúng trong các ca điều trị toàn hàm giúp giảm nguy cơ cho bác sĩ và bệnh nhân với tỷ lệ tồn tại cao trong nhiều năm, giảm biến chứng sau phục hình implant, cũng như có các phương án dự phòng trong tương lai tăng khả năng phục hình tức thì, giảm nhịp vói, giảm biến chứng phục hình.
Thành công của giải pháp này đòi hỏi phải có phân tích tiền phẫu thuật một cách chi tiết và toàn diện dựa trên vị trí cấy ghép do phục hình hướng dẫn, các yếu tố giải phẫu liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Sau cùng là việc lựa chọn vật liệu phục hình một cách sáng suốt, thiết kế phục hình với sự hiểu biết hợp lý về kỳ vọng và giới hạn của bệnh nhân.
TS.BS. Trang tốt nghiệp đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Sau khi tốt nghiệp, TS.BS Trang công tác tại Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP.HCM trong 4 năm.
Năm 2022, BS Trang hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học quốc gia Yang-Ming Chiao-Tung, Đài Loan, và tiếp tục làm giảng viên thỉnh giảng tại đây từ năm 2024.
TS.BS Trang hiện đang tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ lâm sàng tại Đại học Geneva – Thuỵ Sĩ về nha khoa kỹ thuật số. Tính đến nay, TS.BS Trang đã có gần 10 bài báo quốc tế và 1 bằng sáng chế về các chủ đề: khớp thái dương hàm, nha khoa kỹ thuật số, công nghệ CBCT, in 3D và công nghệ thực tế ảo trong nha khoa.
--------------------------------
In 3D là công nghệ tiềm năng trong nha khoa kỹ thuật số và được tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây. In 3D ở Việt Nam càng được xem như là công nghệ có tính ứng dụng cao tại các phòng nha do khả năng tối ưu thời gian, chi phí, vật liệu và quy trình làm việc giữa bác sĩ – kỹ thuật viên. Với kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu công nghệ in 3D & nha khoa kỹ thuật số trong nhiều năm, tại bài trình bày này, TS.BS. Ngọc Trang sẽ giới thiệu và gợi ý những ứng dụng thiết thực của in 3D đối với lĩnh vực nha khoa phục hồi.
2008: Tốt nghiệp khoa RHM trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2015: Nhận bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Nha Y Tokyo.
Vị trí hiện tại: Giảng viên Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh trong miệng, Khoa RHM, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
--------------------
Nguyên tắc cơ bản của điều trị nội nha là tạo ra một môi trường vô khuẩn bên trong ống tủy cũng như vùng mô quanh chân răng, giúp điều trị hoặc ngăn ngừa những tổn thương quanh chóp mãn tính. Để thực hiện điều này, dung dịch bơm rửa NaOCl được dùng phổ biến nhất nhờ vào tác dụng loại bỏ những thành phần hữu cơ và khả năng kháng khuẩn phổ rộng. Không những thế, nội nha hiện đại bổ sung thêm nhiều loại dung dịch khác nhau và hoặc kết hợp với các phương tiện cơ học để gia tăng hiệu quả của việc làm sạch. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn còn rất nhiều thử thách.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên cần phải đương đầu đó chính là sự phức tạp của hệ thống ống tủy, bao gồm các ống tủy bên và ống tủy phụ, đặc biệt ở vùng 1/3 chóp. Bên cạnh đó, dung dịch bơm rửa có khả năng gây kích thích vùng chóp và không thể loại trừ được vi khuẩn đã xâm nhập sâu bên trong lớp mùn ngà (nguyên nhân chính dẫn đến tái phát sau nội nha). Vì thế, quá trình điều trị cần có một phương tiện khác để hỗ trợ làm việc sạch này.
Gần đây, Laser được xem là công cụ triển vọng giúp khử khuẩn ống tủy nhờ vào khả năng loại bỏ lớp mùn ngà và xuyên sâu bên trong ngà lên đến hơn 1000 µm để tiêu diệt vi khuẩn và giúp lành thương.Trong đó có nhóm Laser diode, loại có bước sóng phổ hồng ngoài gần có khả năng được hấp thụ mạnh bởi melanin và hemoglobin. Việc này có tác dụng kháng khuẩn mạnh bằng cách gây ra những thay đổi bên trong thành tế bào vi khuẩn và phá hủy màn tế bào. Từ đó giúp nâng cao tỉ lệ thành công điều trị nội nha lần đầu cũng như nội nha lại.
Ứng dụng laser CO2 và Laser Fractinal CO2 trong thực hành lâm sàng chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Nhận bằng BS Đa khoa tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 2002
- Nhận bằng BSCKI RHM tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 2005
- Nhận bằng BSCKII RHM tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 2012
- Nhận bằng ThS YTCC tại Trường ĐH Y Dược Huế năm 2023
- Học Phẫu thuật Hàm mặt, Cấy ghép nha khoa: Đức, Hàn Quốc, BV RHM Trung Ương TP HCM; Laser phẫu thuật thẫm mỹ tại BV Quân đội 108 (Hà Nội)…..
--------------------------------
Ứng dụng Laser trong y học trở thành một chuyên ngành trong y học hiện đại. Laser ưu thế ít xâm lấn, hiệu quả cao, an toàn được ứng dụng rộng rãi tạo ra bước đột phá trong điều trị. Ở Việt Nam, nhu cầu ứng dụng và phát triển Laser trong Y học rất lớn trong những năm trở lại đây. Hiện các cơ sở thực hành lâm sàng ít sử dụng Laser CO2. Laser mô cứng chưa áp dụng nhiều trong khi trên lâm sàng có rất nhiều Laser sử dụng có hiệu quả ưu việt trong chuyên ngành sâu của chuyên ngành Răng hàm mặt: Laser CO2, YAG,…
Laser CO2 có khả năng loại bỏ được hầu hết các u và ít gây tổn thương đến mô xung quanh. Nhờ cầm máu tốt nên phẫu thuật bằng Laser CO2 có độ chính xác cao. Tuy nhiên, vùng tác động của Laser CO2 bao giờ cũng có vùng hoại tử nhiệt xung quanh, để khắc phục và giảm bớt những hạn chế này, cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, lựa chọn các thông số thích hợp trên từng bệnh nhân
Phục hình Veneer vùng răng trước: quy trình điều trị & lựa chọn vật liệu từ Veneer không sửa soạn đến Veneer truyền thống
- Nhận bằng BS RHM tại Trường Đại học Y dược Huế năm 2018
- Giải nhất 1st Luxatemp Master Contest 2022
- Key Opinion Leader (KOL) của công ty 3M Oral Care
- Key Opinion Leader (KOL) của công ty Komet
Tái tạo mất đoạn xương hàm dưới bằng vạt xương mác tự do: Tiến bộ hiện tại và triển vọng tương lai
- Nhận bằng BS RHM Trường Đại học Y Dược Huế năm 2013
- Nhận bằng ThS RHM Trường Đại học Y Dược Huế năm 2017
- Nghiên cứu sinh Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Vị trí công tác: Phó trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Trung tâm Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trung ương Huế
--------------------------------
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của vạt xương mác tự do trong tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới, tập trung vào các quy trình hiện tại, tiến bộ gần đây, và triển vọng trong việc nâng cao chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Phương pháp Báo cáo phân tích các ca lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế, sử dụng vạt xương mác tự do trong tái tạo xương hàm dưới cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt đoạn xương, nhằm đánh giá hiệu quả tái tạo và cải thiện chức năng thẩm mỹ.
Kết quả: Sau phẫu thuật, bệnh nhân không có tình trạng tụ dịch, nhiễm trùng vết mổ và chảy máu sau mổ, vạt tái tạo xương vai sống tốt. Đánh giá về mặt chức năng (nói, nuốt ,ăn nhai) cũng như thẩm mỹ của xương hàm dưới (sự cân xứng) đều có sự cải thiện
Kết luận Vạt xương mác tự do là một lựa chọn tối ưu cho việc tái tạo xương hàm dưới bị mất đoạn, mang lại hiệu quả vượt trội về cả chức năng và thẩm mỹ, đồng thời cải thiện đáng kể chất lượng sống cho bệnh nhân.
- Tốt nghiệp BS RHM tại Trường Đại học Y dược Huế năm 2015
- Tốt nghiệp Chỉnh Nha POS (USA) năm 2018
--------------------------------
Tự sản xuất khay trong suốt là xu thế đang lên ngôi trong lĩnh vực niềng răng bằng khay trong suốt. 7 Bước trong mô hình 3C (Cad Cam Clinical) sẽ là bản đồ chỉ đường cho bác sĩ đang có ý định chinh phục lĩnh vực này.
Mục tiêu học tập:
- Biết được các phần mềm CAD dùng trong In-office Aligners.
- Biết được các trang thiết bị CAM cần đầu tư trong In-office Aligners
- Bằng chứng khoa học về lâm sàng Clinical của in-office Alginers
Từ khóa: Niềng Răng Khay Trong suốt, In-office Aligners
- Nhận bằng Bác Sĩ RHM tại Trường ĐH Y-Dược TP Hồ Chí Minh, năm 2003
- Nhận bằng Thạc Sĩ RHM tại Trường ĐH Y-Dược Huế, năm 2022
- Tốt nghiệp đào tạo Implant tại Seoul National University Dental Hospital, năm 2011
- Tốt nghiệp chỉnh hình răng mặt tại Đại học UIC (Illinois at Chicago) USA, năm 2015-2016
- KOL của các hãng Geistlich, RMO, MIS.
---------------------------------------------------------
Đi đôi với việc mất răng là sự tiêu xương và tuột mô mềm. Thể tích và hình dáng xương còn lại tuỳ thuộc vào sự mất răng, và có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đặt Implant cũng như phục hình trên Implant.
Ngày nay tái sinh xương có hướng dẫn (GBR) là một kỹ thuật làm tăng thể tích mô xương, ghép mô liên kết làm tăng thể tích mô mềm, nhằm đảm bảo sự ổn định dài hạn của Implant. Nhũng kỹ thuật này có thể lên kế hoạch và có tính tiên đoán trước hay không?
Phần trình bày này sẽ thảo luận về việc chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật Implant hướng vào phục hình, bao gồm cả việc quản lý xương quanh Implant, cũng như việc bảo tồn xương ở vùng răng mới nhổ, với mục tiêu đạt được kết quả thẩm mỹ dài hạn quanh Implant.
Đánh giá kết quả cắt nướu phì đại bằng Laser Diode ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha
- Từ 2001 đến 2007: Sinh viên Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Dược Huế
- Từ 2012 đến 2014: Học Bác sĩ CKI – RHM, Trường ĐH Y Dược Huế
- Từ 2022 đến nay: Học Bác sĩ CKII – RHM, Trường ĐH Y Dược Huế
- Hiện đang công tác tại Bệnh Viện RHM Huế từ 2008 đến nay
- Chức vụ: Trưởng Khoa Chỉnh Nha - Phục Hình, Bệnh Viện RHM Huế
------------------------
Trong chỉnh nha, việc gắn khí cụ cố định lên răng có thể liên quan đến tình trạng viêm nha chu mãn tính và phì đại nướu. Laser diode ra đời như một phương pháp điều trị hiện đại nhằm giải quyết tình trạng nướu phì đại với nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp phẫu thuật thông thường. Đó là lý do tôi tiến hành thực hiện đề tài nhằm đánh giá hiệu quả phương pháp cắt nướu phì đại ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha.
Điều trị Chỉnh nha kết hợp Phục hình, Implant: Giá trị của phối hợp liên chuyên khoa
Tốt nghiệp Bác sĩ RHM tại đại học Y Dược TP.HCM
Tốt nghiệp BS CKI tại đại học Y Dược Huế
BS chỉnh nha đang công tác tại nha khoa Kim
BS Invisalign Provider thứ hạng Platinum
----------------------------
Trong bối cảnh nha khoa hiện đại, không có sự phân biệt rạch ròi nha khoa dự phòng, thẩm mỹ, phục hồi mà là sự kết hợp các liên chuyên khoa để đem lại kết quả điều trị đạt chức năng và thẩm mỹ tối ưu. Bệnh nhân trưởng thành mất răng lâu ngày, các răng lệch lạc, xáo trộn khớp cắn, khoảng phục hình không thuận lợi và suy yếu mô nha chu là một sự thách thức lớn với các bác sĩ phục hình và Implant. Kế hoạch điều trị phối hợp giữa bác sĩ chỉnh chỉnh nha, phục hình, Implant sẽ giúp đem lại một kết quả tối ưu về thẫm mĩ, chức năng và tiên lượng lâu dài hơn. Các ca trong bài báo cáo minh họa cho kết quả điều trị tối ưu khi có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ chỉnh nha và các bác sĩ chuyên khoa khác.
Chuyển đổi số, phối hợp hiệu quả giữa Bác sĩ lâm sàng & Kỹ thuật viên labo – Xu hướng phát triển của ngành nha khoa
- Tốt nghiệp: Đại Học Bách Khoa TP.HCM - khoa cơ khí
- Giám đốc nhà máy American standard Việt Nam
- Giám đốc Labo AB (Nha Khoa KIM)
--------------------
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, nha khoa kỹ thuật số trở thành xu hướng và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ứng dụng kỹ thuật số trong nha khoa giúp việc phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ nụ cười cho bệnh nhân trở nên đơn giản, nhanh chóng và cực kỳ chính xác.
Tại Nha khoa Kim và Labo AB, việc ứng dụng kỹ thuật số cho các giải pháp nha khoa là ưu tiên hàng đầu. Bài trình bày sẽ chia sẻ về quy trình phối hợp giữa lâm sàng – labo trong điều trị từ phục hình cho tới Implant, đảm bảo sự đồng bộ ở tất cả các phòng khám và các ưu điểm của kỹ thuật số được phát huy tối đa. Đồng thời cập nhật các vật liệu, máy móc, dụng cụ và phần mềm hiện đang hỗ trợ cho việc số hóa tất cả các điều trị tại nha khoa Kim và Labo AB
Khai phá hiệu quả phương thức giao tiếp giữa lâm sàng & labo trong phục hồi thẩm mỹ vùng răng trước
- Key Opinion leader (KOL) của các nhãn hàng , Cty : LAVA 3M , SHOFU , ZIRLUX ( HENRY SCHEIN) - Chuyên Viên Huấn luyện & Đào tạo Kĩ thuật chuyên môn nâng cao cho KTV LAB : Veneer, Esthetic Ceramic, Implant, Wax Up, Stain 3D....
Hội trường B
Hội trường A
Phòng Tiền lâm sàng, Khoa RHM
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường A
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hội trường Quốc tế
Hướng dẫn các bước đăng ký hội nghị
Thông báo về chương trình hội nghị khoa học kỷ niệm 25 năm đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Điện thoại: 0234.3822173 - 0234.3822873 Fax: 84.234.3826269
huedec2024@huemed-univ.edu.vn
https://huedec.huemed-univ.edu.vn/